NGHỆ THUẬT & CUỘC SỐNG

Ba bản Giao hưởng cuối đời của Mozart

Linh Đan

01:41 - 05/07/2024

204

Mùa hè năm 1788, Nhà soạn Wolfgang Amadeus Mozart bỗng “tăng năng suất” sáng tác một cách khác thường. Chỉ trong vài tuần giữa tháng 6 và tháng 7 ông đã hoàn thành ba giao hưởng số 39, 40 và 41 cùng một loạt tác phẩm thính phòng. Rồi, Mozart lên kế hoạch cho chuỗi hòa nhạc mùa hè ở Trattnerhof  và ở Casino của Phillipp Otto ở Spiegelgasse.                                                      

Ý tưởng lấy Giao hưởng làm trọng tâm cho một chuỗi hòa nhạc đã hình thành từ cuối năm 1786 với Giao hưởng “Prague” K. 504, dường như viết cùng Piano Concerto Đô trưởng K. 503 dành cho chuỗi hòa nhạc Mùa Vọng” được ông lên kế hoạch từ trước. Với ba bản giao hưởng cuối cùng, Mozart đã tổng kết lại những thành tựu sáng tác Giao hưởng của mình theo một cách riêngkhiến chúng ta kinh ngạc và xúc động. Thông qua tác phẩm của mình, ông không chỉ thể hiện tài năngbiểu cảm và kỹ thuật bằng cách chinh phục hết đỉnh cao này sang đỉnh cao khác mỗi đỉnh cao lại mang đến một bức tranh âm nhạc hoàn toàn khác biệt. 

Trong khi số 40 Son thứ trở thành bản giao hưởng của kịch tính và niềm đam mê chủ quanbản số 41 của sự uy nghi và tính khách quan kiểu Jupiter", thì số 39 được nhà tiểu luận âm nhạc lỗi lạc người Anh Sir Donald Tovey viết"Toàn bộ âm nhạc của Mozart đều tràn ngập “âm thanh hay” nhưng có điều gì đó đặc biệt rực rỡ, ấm áp, hấp dẫn một cách vang vọng trong bản Giao hưởng Mi giáng trưởng.

Giao hưởng số 39 cung Mi giáng trưởng K. 543

Wolfgan Amadeus Mozart hoàn thành Giao hưởng số 39 cung Mi giáng trưởng K. 543 vào tháng 6 năm1788. Tác phẩm có độ dài 26 phút với 4 chương gồm: Chương I - Adagio - Allegro; Chương II - Andante con moto; Chương III - Menuetto: Trio; Chương IV - Allegro với thành phần dàn nhạc gồm: flute, 2 clarinet, 2 bassoon, 2 horn, 2 trumpet, timpani và dàn dây. Điệu thức Mi giáng trưởng nổi bật trong Cây sáo thần và các tác phẩm mang hơi hướng Tam điểm khác của Mozart. Bản giao hưởng này có những biểu tượng u ám và sâu thẳm không thể giải thích bằng lời. Nhưng trên hết, đó là vẻ đẹp, âm thanh hoa mỹ, về sự khôn ngoan phải tìm tòi và tìm được. 

Trong ba bản giao hưởng cuối, số 39 là bản duy nhất bắt đầu bằng một phần giới thiệu. Các yếu tố tĩnh và động cân bằng hoàn hảo trong phần Adagio. Giọng La giáng trưởng ấm áp, mở ra không gian âm thanh cho chương chậm Andante. Chủ đề thứ hai mãnh liệt ở giọng Fa thứ là một bất ngờ, và tái hiện ở giọng Si giáng thứ.  Một ý tưởng thứ ba được đưa ra, và các mô-típ tiết tấu và giai điệu của phần mở đầu bao trùm toàn bộ kết cấu. Một thế giới nội tâm phong phú và tinh tế mở. Chương Menuetto thực sự là một vũ khúc giao hưởng. Phần Trio ngọt ngào với sự yên bình của đồng quê được thể hiện bằng một kiểu chuyển giọng đặc sắc và trau chuốt. Chương kết Allegro là cuộc vui cuồng nhiệt không thể cưỡng lại. Tuy nhiên, hành trình không thể dự đoán trước, đã đưa chúng ta đi qua một quỹ đạo tuyệt vời của các cung điệu trước khi hạ cánh an toàn để tái hiện chủ đề chính.  Với ngòi bút tinh tế nhất, Mozart có lối viết rất riêng: chia chủ đề giữa các nhạc cụ để tạo nên những kết cấu dí dỏm.

 Mời quý vị cùng thưởng thức tác phẩm do Nhạc trưởng L.Bernstein dẫn dắt Dàn nhạc Wienna Philharmoniker trình tấu

Giao hưởng số 40 cung Son thứ K. 550

Bản Giao hưởng 40 gồm 4 chương: Chương I - Molto allegro; Chương II - Andant; Chuơng III - Menuetto: Allegretto  và Chương IV: Allegro assai với biên chế dàn nhạc gồm: 1 flute, 2 oboe, 2 clarinette, 2 horn và dàn dây. Giao hưởng Son thứ là một tác phẩm phức tạp, đầy kịch tính và cực kỳ nghiêm túc. Chất liệu âm nhạc của phần mở đầu đáng nhớ đến mức nếu mô tả nó sẽ thành vô nghĩa. Nhân tố mở đầu là hình tượng âm nhạc thể hiện sự lạc quanrồi từ đó phát triển. Quá trình chuyển sang giai đoạn phát triển có tính chất quyết đoán đặc trưng ​​​​và những thay đổi âm sắc mang tính tự do và táo bạo đáng kinh ngạc trong cách tiến hành giai điệu của Mozart.

 Chủ nghĩa lãng mạn trong âm nhạc của Mozart không theo kiểu buông thả mà cho thấy một cảm giác điều độ, cổ điển, đậm chất Hy Lạp. Đó cũng là một ý tưởng nhịp nhàng mang theo dòng chảy của chương chậm tuyệt vời Andante, cung Mi giáng trưởng. Theo truyền thống cổ điển, Minuet là một điệu nhảy cung đình, nhưng truyền thống lâu đời đó hầu như bị lãng quên trong Chương III của tác phẩm này. Ở đây, vẫn ở giọng Son thứ, tất cả đều thể hiện sự biểu đạt sâu sắc, kịch tính, thậm chí nghiệt ngã. Phần Trio chuyển sang Son trưởng, mang đến cảm giác thực sự nhẹ nhàng duy nhất trong cả tác phẩm.  Chương kết cất cánh như một quả tên lửa và nhanh chóng đẩy chúng ta vào một không gian âm nhạc bên ngoài. Đoạn mở đầu của phần phát triển là đoạn táo bạo nhất của Mozart, nó gần như là một chủ đề 12 âm do kèn gỗ đảm nhận.

Mời quý vị cùng thưởng thức tác phẩm này do Nhạc trưởng L.Bernstein và Dàn nhạc Wienna Philharmoniker trình tấu.

Giao hưởng số 41 cung Đô trưởng, K. 551 “Jupiter” 

Số 41 là bản Giao hưởng cuối cùng của Nhà soạn nhạc thiên tài Mozart cũng gồm 4 chương: Chương I - Allegro Vivace; Chương II - Andante Cantabile; Chương III - Menuetto: Allegretto; Chương IV - Molto allegroBiên chế dàn nhạc giống như số 39 gồm: 1 flute, 2 oboe, 2 bassoon, 2 horn, 2 trumpet, timpani và dàn dây. Khi hoàn thành ba bản giao hưởng 39, 40 và 41, Mozart mới 32 tuổi, nên ông không có lý do gì để nghĩ đây là ba giao hưởng cuối cùng của mình. Ông còn ngạc nhiên hơn nếu biết rằng bản Giao hưởng Đô trưởng sẽ được hậu thế biết đến với tên "Jupiter".

 Theo người con út Franz Mozart của nhà soạn nhạc, biệt danh Jupiter do Johann Peter Salomon đặt. Biệt danh này cũng do Johann Baptist CramerNhà soạn nhạc kiêm Nhà Xuất bản người Anh sử dụng. Cramer chia sẻ rằng ngay từ những hợp âm đầu tiên, bản Giao hưởng số 41 của Mozart đã khiến ông nghĩ đến  thần Jupiter cùng những tiếng sét, truyền tải một bầu không khí quyền uy. Một cảm giác làm chủ hoàn toàn trong việc lựa chọn chất liệu, sự đối xứng kiểu La Mã gần như kiêu ngạo, thậm chí có khi còn lạnh lẽo như đá cẩm thạch. Mozart đã mang đến cho chúng ta một kiểu âm nhạc gần như trái ngược với Giao hưởng Son thứ trước đó.  Chương mở đầu của bản Giao hưởng này như một màn Opera, thậm chí còn được coi là cả một vở kịch không lời. Chủ đề của phần mở đầu giới thiệu các nhân vật được khắc họa sắc nétbước lên sân khấu. Mỗi nhân vật một tính cách khác. Và giữa họ có những xung đột, mâu thuẫn để tạo kịch tính, chứa đựng sự sâu sắc và ý nghĩa của tác phẩm. Chương Menuetto và Trio đặc biệt dung dị, như những giây phút nghỉ ngơi trước phần kết đặc biệt. Mozart đã tóm tắt nhừng gì ông biết về hệ thống đa âm trong những trang nhạc đáng tự hào của chương kết. Nó không phải là một fugue mà là một chuỗi các fugato (fugue nhỏ) liên tục với khoảng năm chủ đề. 

Mời quý vị thưởng thức Giao hưởng số 41 do dàn nhạc Wienna Philharmoniker, nhạc trưởng Zubin Mehta trình tấu.

*Tài liệu tham khảo: Klaus G. Roy Mozart The Late Symphonies (Time Life); Mozart M.Salomon.

Tin tức liên quan

Hồ Gươm Opera

  • Địa chỉ: 40 Hàng Bài (Hoàn Kiếm, Hà Nội)
  • Điện thoại: 0835.661.999
  • Chương trình quốc tế: 082.558.3888
  • E-mail: contact@hoguomopera.com
  • https://hoguomopera.com
  • Quy định

    @ Bản quyền thuộc về Hồ Gươm Opera